Ấn Độ
Cho đến thế kỷ thứ 18 thì Ấn Độ và Brunei vẫn là hai nơi duy nhất trên thế giới khai thác được kim cương. Từ những nơi đó cũng đã xuất hiện một vài viên kim cương lớn và nổi tiếng, trong số đó là có viên Koh-i-Noor, Great Mogul Diamond, Orlov hay The Hope. Đến thời điểm hiện nay các mỏ này không còn quan trọng nữa.
Châu Úc
Nước Úc là một trong những nơi sản xuất kim cương lớn nhất trên thế giới. Hiện nay kim cương đang được khai thác tại mỏ chính ở Argyle với vỉa kim cương AK1, nằm tại phía tây Úc tại khu vực Kimberley (không phải Kimberley tại Nam Phi) và theo những con số đã được công bố thì đây được cho là mỏ kim cương lớn nhất trên thế giới. Vào năm 1998 mỏ đã đạt mức kỷ lục – đã khai thác được hơn 43 triệu carat kim cương trong một năm. Trữ lượng kim cương có thể khai thác ở đây người ta phỏng đoán còn có thể kéo dài đến tận năm 2018. Sự tập trung kim cương ở khoáng núi lửa tại Úc có mật độ hơn nhiều lần so với mật độ trữ lượng trung trung bình của các mỏ kim cương khác trên thế giới. Mỏ kim cương AK1 chứa hàm lượng kim cương tới 7 carat cho một tấn đất khoáng. Phần còn lại khai thác được chỉ là loại đá trang sức rẻ tiền. Đặc biệt quí hiếm là ở tại mỏ này đã xuất hiện những viên kim cương độc đáo có màu hồng, loại kim cương này có nhu cầu rất lớn và nó đã được bán ở tại các cuộc đấu giá tư nhân đặc biệt.
Botswana
Quốc gia giáp biên giới với Cộng hòa Nam phi, sở hữu nhiều mỏ giàu kim cương có chất lượng đặc biệt. Đa số trên bề mặt đất của Botswana được phủ cát sa mạc. Việc phát hiện ra một ít kim cương trong trầm tích của một con sông đã là lí do để bắt đầu tiến hành khảo sát địa chất và qua đó đã phát hiện được đầu tiên là mỏ khoáng núi lửa kimberlit Orapa (vào năm 1967) – đến ngày nay đây là mỏ có năng suất cao thứ ba và tiếp theo là vào năm 1973 phát hiện ra mỏ khoáng Jwaneng và năm 1977 là Letlhakane, mà đến nay đã được khai thác hết. Khi bắt đầu khai thác tại Jwaneng ngoài những việc khác người ta đưa nước tới đó qua hệ thống đường ống dẫn từ khoảng cách 50 km. Tiếp theo sau đó là nhà máy điện được xây dựng để dự trữ điện cho mỏ kim cương và các thành phố được xây dựng mới ở giữa sa mạc. Thành phố có tất cả mọi thứ cần thiết và cung ứng được đầy đủ cho những người làm việc ở đó những tiện nghi cao nhất có thể ở giữa vùng sa mạc khắc nghiệt như vậy. Hiện nay mỏ sản xuất khoảng ¼ tổng sản lượng khai thác kim cương trang sức trên thế giới và là mỏ thứ hai năng xuất nhất hiện nay. Chỉ có gần 1% đá quí được khai thác không phù hợp để sử dụng cho mục đích làm đồ trang sức. Tất cả các mỏ ở Botswanna đều được vận hành do công ty Debswana Diamond Company Ltd. Đó là sự liên kết của công ty De Beers và chính phủ Botswana với tỉ lệ đóng cổ phần bằng nhau.
CHLB Nga
Các mỏ ở CHLB Nga cũng rất giầu kim cương, trong số đó những mỏ lớn nhất đã được tìm thấy giữa những năm 1954 và 1959. Từ đó đến nay các mỏ kim cương của Nga đã sản xuất được hơn 150 triệu carat kim cương, một phần năm kim cương trong số đó được dùng cho kim hoàn trang sức và đầu tư. Những mỏ neo chứa kim cương có ở khu vực Jakutska vùng Si-bê-ri. Chỉ có một số ít trong hàng trăm mỏ khoáng kimberlit ở vùng này là có chứa kim cương. Trong số đó nổi tiếng nhất là mỏ Mir và Udacny – mỏ có công xuất lớn nhất thứ tư trên thế giới. Mỏ Jubilejny đứng vị trí thứ tám. Những viên kim cương ở đây có đường kính trung bình lớn hơn ở các mỏ khác trên thế giới và chất lượng của nó thường rất là cao. Có khoảng 37% kim cương ở đây có thể sử dụng cho công nghệ kim hoàn trang sức. Tại đây người ta khai thác kim cương trong những điều kiện rất phức tạp và khó khăn. Nhiệt độ nhiều nơi xuống âm mấy chục độ C và đất thì đóng băng tới tận độ sâu 300m, điều đó cũng làm cho công việc khai thác tốn kém và chi phí đắt hơn. Công ty Alrosa là chủ khai thác ở đây dưới quyền sở hữu chủ yếu là của chính phủ Nga.
Nam Phi
Nhiều mỏ kim cương nổi tiếng nhất thế giới được tìm thấy ở Nam Phi, tại đây vào cuối thế kỷ thứ 19 đã bùng nổ cơn sốt kim cương.
Câu chuyện kim cương tại Nam Phi bắt đầu vào năm 1866, khi mà chủ trang trại Schalk van Niekerk để ý thấy trong tay một cậu bé mười lăm tuổi ở làng bên có một viên đá óng ánh. Viên đá có tên là Eureka, hiện đang được trưng bày tại viện bảo tàng ở Kimberley và cân nặng hơn 21 carat.
Vào năm 1869 một sự phát hiện khác lại đến – một viên kim cương rất đẹp có trọng lượng 83,5 carat và được đặt tên là Ngôi sao Nam Phi. Chính nó đã gây ra cơn sốt kim cương. Trong vòng ít năm tiếp theo đã được phát hiện tìm thấy khoáng núi lửa kimberlit có chứa kim cương, từ đó tìm thấy các mỏ Jagersfontein vào tháng 8 năm 1870, tiếp theo là Dutoitspan vào tháng 9 năm 1870, Bultfontein đầu năm 1871, De Beers mùa xuân 1871, Kimberley tháng 7 năm 1871, Wesselton tháng 9 năm 1890, Premier vào năm 1896 và một trong những mỏ cuối cùng là Finsch vào năm 1965. Trong thời điểm hiện nay mỏ có năng suất nhất tại Nam Phi có tên là Finsch – đứng thứ 10 năng suất nhất thế giới và cũng là mỏ đã được tìm thấy cuối cùng. Có một số mỏ đã đóng cửa hoàn toàn (Jagersfontein, Kimberley) một số khác hiện nay vẫn tiếp tục khai thác (Dutoitspan vv...). Năng suất của khoáng kimberlit tại Nam Phi ước chừng khoảng 1 carat kim cương cho 1 tấn đất khoáng được khai thác. Có nhiều đá kim cương rất chất lượng, ví dụ là ở tại mỏ ở Nam Phi đã được tìm thấy viên kim cương thô lớn nhất từ trước đến nay có tên là Cullinan, có trọng lượng thô hơn 3000 carat.
Canada
Một trong những mỏ kim cương lớn mới nhất là mỏ Diavik (năng suất đứng thứ sáu trên thế giới, khai thác ở kim cương ở độ sâu) tiếp theo là Ekati (đứng thứ bảy), cả hai mỏ đều nằm ở phía bắc Canada. Vào năm 1985 các nhà địa chất học Chuck Fipke và Stewan Blusson đã tìm thấy được tại khu vực Lac de Gras (quanh năm đóng băng nằm ở phía bắc Canada) những khoáng sản nặng có dấu hiệu sự hiện diện của khoáng núi lửa kimberlit chứa kim cương. Cuộc khảo sát kỹ lưỡng sau đó đã cho thấy sự có mặt của neo khoáng núi lửa kimberlit có chứa kim cương chất lượng tốt. Sau đó người ta xây dựng mỏ và vào năm 1999 việc khai thác được bắt đầu. Chủ sở hữu, cổ phần chính của mỏ Diavik là công ty BHP Diamonds Inc., hãng này chỉ cung cấp cho thị trường những đá kim cương chất lượng cao và được mài trực tiếp tại Canada. Mỗi viên kim cương xuất đi từ mỏ Ekati phải có trọng lượng tối thiểu 0,30 carat và được kèm theo cùng với 3 giấy chứng nhận: Chứng nhận về chất lượng của phòng thí nghiệm American Gem Society (AGS), chứng nhận của chính phủ bang Tây Bắc Canada xác nhận kim cương có xuất xứ từ Canada và cuối cùng là chứng nhận của công ty đảm bảo rằng, kim cương được khai thác từ mỏ Ekati. Trữ lượng của mỏ ước đoán là đủ khai thác trong vòng 25 năm, tức là có thể khai thác đến năm 2023. Một điều thú vị là chỉ có thể tới được mỏ vào mùa đông bằng đường bộ bằng cách đi trên bề mặt đóng băng.
Angola
Mỏ kim cương có năng suất khai thác đứng thứ chín trên thê giới là mỏ Catoca ở Angola. Mỏ này mới được thành lập vào năm 1997 và năng suất khai thác không ngừng được nâng cao. Vào năm 2007 tại đây người ta đã khai thác được 6,1 triệu carat kim cương.
Namibia
Từ xa xưa, bờ biển không có người ở của Namibie đã được các thủy thủ gọi là „bờ biển sừng". Song từ trước đến nay, không ai linh cảm được rằng là chính ở dưới cát của bờ biển này có chứa nhiều kim cương và trữ lượng và mật độ tập trung rất nhiều kim cương chất lượng. Công việc khai thác kim cương ở khu vực này rất khó khăn. Đầu tiên là cần phải loại bỏ những lớp trầm tích dầy vài mét mà không chứa tí kim cương nào. Lớp cát phủ này được đắp thành những thành lũy cao tới 20m. Việc kiểm soát trong quá trình khai thác được thực hiện với những biện pháp an toàn nghiêm ngặt: không một trang thiết bị nào (máy đào, các xe tải, các loại máy sửa chữa) chỉ được đi vào mà không được phép đi trở lại ra ngoài, bởi vì nguy cơ thất thoát kim cương đi cùng các máy móc phương tiện ra khỏi khu vực. Giá trị kim cương mất theo kiểu này còn tốn kém hơn so với giá trị của trang thiết bị máy móc được bỏ lại bên trong khu vực đó. Đồng thời các ranh giới vùng đất khai thác với nội địa cho và ranh giới phía biển đều được tuần tra rất nghiêm ngặt. Thực tế trữ lượng kim cương ở đây nằm trong những trầm tích cạnh bờ biển đã di chuyển một quãng đường dài được chứng minh qua các phân tích mẫu đất đá. Với chặng đường di chuyển như vậy chỉ có những viên đá có chất lượng cao nhất còn tồn tại, số còn lại bị mất đi trên đường di chuyển qua cọ xát mài mòn liên tục cùng với các thành phần cặn trầm tích khác. Kết quả là 95% kim cương khai thác có chất lượng để làm đồ kim hoàn trang sức.
Những mỏ còn lại trên thế giới
Tại châu Phi kim cương được khai thác ở một số nước: Lesotho, Zaire, Tanzanie, Cộng hòa Trung phi, tiếp theo về phía bắc vùng châu Phi xích đạo có Ghana, Bờ Biển Ngà, Burkino Faso, Guinea, Liberia a Sierra Leone.
Tổng sản lượng khai thác kim cương thô trên toàn thế giới vượt hơn 100 triệu carat hàng năm. Trong số đó có khoảng 80% kim cương dùng cho công nghiệp và 20% là kim cương trang sức. Công ty De Beers khai thác tại 20 mỏ ở Nam Phi tổng cộng khoảng 30 triệu carat hàng năm, tạo nên khoảng 40% sản lượng kim cương của thế giới.